Lai khác loài không hiếm trong tự nhiên

Dường như trong tự nhiên không thể có những con sư tử-hổ (lai giữa sư tử và hổ), cá voi-heo (sản phẩm của cá voi và cá heo) hay lừa-ngựa vằn (con lai giữa lừa và ngựa vằn). Song một nghiên cứu mới đây trên ruồi giấm chứng minh rằng hiện tượng lai khác dòng như vậy có thể khá phổ biến. Tiếp tục đọc

Hòn đảo của những động thực vật kì lạ

Socotra là hòn đảo xinh đẹp nhất ở Trung Đông và cũng là một trong những nơi du lịch mới nhất trên thế giới.
Trên hòn đảo này mọi thứ đều kì lạ, từ sự hình thành địa chất đến sự tồn tại của các loài động thực vật đặc hữu mà không tìm thấy bất cứ nơi nào khác trên thế giới. Tiếp tục đọc

Wallace cũng là đồng tác giả của thuyết chọn lọc tự nhiên.

 

 

 

 

 

Một điều thật thú vị là khi đang chuẩn bị công bố học thuyết tiến hóa bằng con đường chọn lọc tự nhiên thì Đacuyn nhận được một bản thảo đề xuất sự hình thành loài bằng chọn lọc tự nhiên của Wallace, một người mà Đacuyn không hề quen biết, đề nghị được góp ý. Hai tư tưởng lớn cùng gặp nhau và do vậy bạn bè của Đacuyn đã tổ chức công bố một bài báo chung cho Đacuyn và Wallace. Tuy nhiên, một năm sau (năm 1859) Đacuyn đã công bố công trình “Nguồn gốc các loài bằng con đường chọn lọc tự nhiên” với rất nhiều bằng chứng cho học thuyết của mình và vì thế Đacuyn được nhiều ngươi biết tới.

Galapagos – thiên đường của động vật hoang dã (Kỳ 3)


Bảo tàng thiên nhiên số 1 hành tinh đang xuống cấp
Bốn thế kỷ con người có mặt đã ảnh hưởng rất tiêu cực đến thiên nhiên của quần đảo thần tiên này. Không nói xa xôi, so với thời Darwin bước chân lên đảo quan sát hệ động, thực vật để sáng tạo ra Học thuyết tiến hoá, môi trường ngày nay đã khác hẳn.
Việc tàn sát dã man những động vật đặc hữu của quần đảo đã khiến một số loài bị tuyệt chủng hoàn toàn, may mắn hơn có loài chỉ còn duy nhất một cá thể như cụ rùa George cô đơn đã nói trên, hiện sống như một “gã chán đời”, thờ ơ với… sex, nên cho tới nay chưa có kẻ “nối dõi tông đường” và rất có thể vài năm nữa cũng lên Thiên đường theo tổ tiên mà chẳng còn dấu vết ngoài tiêu bản bày trong bảo tàng.

Con rùa khổng lồ đang há miệng đớp đồ ăn từ tay du khách, nó hoàn toàn có thể chết vì thức ăn lạ (ảnh trái); sự tò mò của các du khách với cá sấu, rùa khổng lồ, rùa biển… ở quần đảo được coi là Bảo tàng thiên nhiên số 1 hành tinh – Galapagos (Ảnh: ST)

Khi dùng quần đảo hoang vu này làm sào huyệt, bọn cướp biển đem theo mấy con dê thả lên đảo để nguồn thức ăn thêm mùi vị. Sẵn thảm cỏ non quanh năm, chúng thả sức nảy nở sinh sôi. Đến lúc thấy đảo bắt đầu bị nạn “dương mãn”, dê nhiều quá cỡ, vị phó vương bèn đối phó bằng cách thả chó săn diệt dê. Đúng là “đổ dầu vào lửa”, chó phát triển nhanh như… vũ bão. Rồi những người tìm đến đảo định cư thường mang theo những gia súc ra nuôi cho “vui cửa vui nhà”. Những động vật nhập cư gặp miền đất hứa đã an cư lạc nghiệp, vạ gì mà không phát triển giống nòi. Năm 1955, các nhà nghiên cứu kiểm kê được 504 chủng loại động thực vật “lạ” du nhập vào đây trong 10 năm, kể cả sâu bọ như gián, kiến và nấm bệnh.
Hệ sinh thái Galapagos bị đảo lộn. Gia súc sinh con quá đông, không ai kiểm soát được đã quay trở lại với cuộc sống hoang dã từ ngàn xưa của tổ tiên, lấn át động thực vật bản địa. Loài nào cũng “tăng dân số” đến chóng mặt với hàng vạn, hàng chục vạn, riêng chuột tới hàng chục triệu con. Chúng tàn phá môi trường không thương tiếc. Cỏ cây, hoa lá bị chúng ăn trụi hoặc xéo nát. Đất đai bị chúng đào xới, bới lộn…

Sự có mặt của các công trình nhân tạo phục vụ con người đã phần nào ảnh hưởng tới cảnh quan thiên nhiên – Ảnh: ST
Người ta phải mở những chiến dịch lớn, triệt hạ những “kẻ ngoại lai”. Có những đợt đã giết vài vạn chú dê nhà hoá thành dê rừng, thỏ nhà thành thỏ rừng mà không xuể. Cuộc chạy đua giữa tốc độ sinh sôi và tốc độ “huỷ diệt” các loài không mong muốn đang tiếp diễn nhưng phần thua dường như thuộc về con người, tuy họ đã áp dụng cả các “biện pháp cứng rắn” như dùng súng phun lửa và hoá chất gây vô sinh hoặc đầu độc chúng.
Ngành du lịch đang tăng trưởng cũng góp phần phá hoại môi trường. Đất đai bị xâm lấn để xây khách sạn, nhà nghỉ, bãi tắm phục vụ du khách. Không gian sống của những cư dân từng cư ngụ hàng vạn, hàng triệu năm bị thu hẹp, khiến động vật bản địa đặc sắc đang bỏ đi dần.
Nếu không có những biện pháp hiệu quả, chỉ ít năm nữa, Galapagos không còn là Viện bảo tàng thiên nhiên số 1 của hành tinh, là Thiên đường của động vật hoang dã nữa mà chẳng khác gì bất kỳ hòn đảo nào khác.
Vâng, con người, chính con người thiếu ý thức bảo vệ thiên nhiên hơn ai hết.
• Quốc Tín (Tổng hợp)

Galapagos – thiên đường của động vật hoang dã (Kỳ 1)

Nếu phải chọn một nơi hành hương, các tín đồ Hồi giáo chọn Ảrập Xêút vì có thánh địa Mecca, các Phật tử chọn Nepal, nơi có gốc cây bồ đề mà đức Phật Thích ca ngồi thiền và đắc đạo, người theo Thiên chúa giáo đến Jerusalem với hang đá Bethlehem nơi Chúa ra đời… thì với tất cả những ai yêu thiên nhiên hoang dã và muốn thấy sự phong phú, đa dạng của thế giới động vật sẽ chọn Ecuador, đất nước mang tên xích đạo có quần đảo Galapagos. Tiếp tục đọc

Galapagos – thiên đường của động vật hoang dã (Kỳ 2)

 

Galapagos chính là nơi học thuyết lớn nhất của ngành Sinh học ra đời.

Vào tháng 6/1831, thuyền trưởng Robert Fitz Roy được Viện Hoàng gia Anh cử đi vòng quanh thế giới khảo sát những vùng đất mới trên chiếc tàu Beagle trong thời gian 4 năm. Chàng sinh viên y khoa Đại học Cambridge mới 22 tuổi Charles Darwin xin đi theo tàu, không phải vì chàng ham thích nghiên cứu khoa học và những chuyến phiêu lưu mà chỉ vì hận do bị ông bố đuổi ra khỏi nhà. Tiếp tục đọc

Kiểm tra bài 26

   
      trắc nghiệm 1
      trắc nghiệm 2
   
     trắc nghiệm 3
      trắc nghiệm 4

Album ảnh cho bài 30

     
     
     
     
     
     
     

Album ảnh cho bài 29

     
     
     
     

Album ảnh cho bài 28